Một số cách pha cà phê ở vài quốc gia trên thế giới tạo ra nhiều khẩu vị phong phú

Thứ hai, 26/03/2018, 20:57 GMT+7

Kleiner Brauner – một phần espresso với sữa, dùng tách nhỏ
Doppelmokka – hai phần cà phê đặc dùng với tách lớn chuyên để uống mokka
Einspänner – mokka đựng trong cốc có quai, thêm kem (có quai để người đánh xe ngựa vừa cầm roi vừa có thê uống được) (Wien)

MỘT SỐ CÁCH PHA CÀ PHÊ Ở VÀI QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI_TẠO RA LY CÀ PHÊ VỚI NHIỀU KHẨU VỊ PHONG PHÚ

Việt Nam
* Cà phê đen nóng: Thường pha bắng cách đùng vải lượt, dùng phin. (phin=filtre, hay filter trong tiếng Anh). Phin thường làm bằng nhôm, inox, ), có hoặc không thêm đường tùy "gu".
* Cà phê sữa nóng: dưới đáy ly/cốc có để sẵn sữa đặc , cà phê nóng rơi xuống từ phin, quấy đều. Theo thói quen, cà phê nóng và cà phê sữa nóng thường uống vào buổi sáng sớm trong/trước bữa ăn sáng. Nhiều người uống cà phê nóng/ cà phê sữa nóng mà không cần ăn sáng.
* Cà Phê đá, như cà phê nóng, nhưng cà phê pha đặc (nhiều bột cà phê), rồi thêm đá lạnh, thêm đường, hay không, tùy "gu".
* Cà Phê sữa đá: Như cà phê sữa nóng, nhưng pha thật đặc (nhiều cà phê, nhiều sữa), rồi quấy đều và cho thêm đá lạnh, .
* Bạc xỉu (Không rõ nguồn gốc từ này, có thể từ tiếng Hoa? chỉ phổ biến trong miền Nam): Như cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn, và ít cà phê hơn, thích hợp cho nữ giới; có thể thay sữa đặc bằng sữa tươi. Có hai loại, bạc sỉu nóng và bạc xỉu đá.
* Cà phê trứng - có hai loại:
1. Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa;
2. Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen.
* Cà phê Chồn: Ở Việt nam Chồn Hương được nuôi trong các trại nuôi, được cho ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý và ăn các trái cà phê tuyển chọn. Sản phẩm cà phê Chồn rất độc đáo, thơm ngon đạc biệt, giá rất cao, dành cho những người sành điệu.

Ý
* Caffè latte – kiểu cà phê sữa của Ý, một phần sữa nóng, một phần espresso (xem cà phê latte)
* Cappuccino – một phần ba là espresso, một phần ba là sữa nóng và một phần ba sữa đánh bông, thêm bột cacao hoặc bột quế (xem cà phê cappuccino)
* Cappuccino con panna – cappuccino dùng kem sữa đánh đặc thay vì sữa sủi bọt
* Chocolaccino – cappuccino thêm sôcôla nghiền
* Coretto – cà phê espresso với rượu mạnh, ví dụ như Coretto con Grappa, Coretto con Fernet ...
* Doppio – hai phần espresso
* Espresso – cà phê cực đặc không có sữa hay đường, pha bằng cách cho nước dưới áp suất cao (9 đến 15 bar) đi qua bột cà phê xay cực mịn. Một tách (một phần) espresso khoảng 25 ml (xem cà phê espresso)
* Lungo – espresso với lượng nước nhiều gấp đôi (xem espresso lungo)
* Latte Macchiato – sữa ấm sủi bọt và rót cẩn thận espesso lungo vào (xem: latte macchiato)
* Mischio – cà phê pha với cacao và kem sữa đánh đặc
* Ristretto – espresso với lượng nước rất ít (15-20 ml thay vì 25 ml) (xem espresso ristretto)

Đức
* Eiskaffee – cà phê nguội thêm kem vani
* Cà phê Ireland – mokka với whisky, kem sữa và đường (xem Irish coffee)
* Kaffee Hag® – cà phê không chứa caffein (Hag là một nhãn hiệu)
* Milchkaffee – cà phê pha qua giấy lọc, một nửa sữa, một nửa cà phê
* Mokka – một loại cà phê đặc (xem cà phê mokka)
* Pharisäer – cà phê đen với rượu rum, đường và kem sữa đánh đặc
* Rüdesheimer Kaffee – cà phê pha với rượu brandy, kem sữa đánh đặc, đường vani, thêm vụn sôcôla
* Schwaten hay Schwatten – cà phê loãng, cho thêm đường và 2 cl rượu mạnh làm từ ngũ cốc (tiếng Đức: Kornbrand) mỗi tách (đặc sản miền bắc Đức)
* Kaffee kiểu Thổ – cà phê đặc để trong ấm nhỏ, kèm cả bã
Áo
* Almkaffee – cà phê dùng với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả và kem sữa
* Biedermeier kiểu Áo – thêm rượu mơ và kem sữa
* Großer Brauner – hai phần espresso với sữa, dùng tách lớn
* Kleiner Brauner – một phần espresso với sữa, dùng tách nhỏ
* Doppelmokka – hai phần cà phê đặc dùng với tách lớn chuyên để uống mokka
* Einspänner – mokka đựng trong cốc có quai, thêm kem (có quai để người đánh xe ngựa vừa cầm roi vừa có thê uống được) (Wien)
* Eiskaffee kiểu Anh – một phần ba cà phê, một phần ba kem, một phần ba kem sữa
* Eiskaffee kiểu Áo – loại cà phê đặc bao gồm lòng đỏ trứng, cà phê và kem sữa đánh đặc
* Fiaker – một cốc cà phê đen với nhiều đường, thêm một lượng rượu Slibowitz (rượu mạnh làm từ quả mận tía vùng Balkan) hoặc rum
* Franziskaner – cà phê sữa loãng với kem sữa và sôcôla
* Gebirgskaffee – cà phê với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả mạnh và kem sữa
* Gespritzter – cà phê đen với rum
* Granita di Caffé – kem xay nhuyễn rồi rót cà phê đen có đường lên trên
* Intermezzo – một lượng mokka nhỏ, thêm sôcôla nóng và "Creme de cacao", khuấy lên rồi thêm kem sữa đánh bông cùng vài miếng sôcôla
* Kaffee Kirsch – cà phê với nước anh đào
* Kaffee Obermeier – cà phê với màng sữa (Wien)
* Kaffee Verkehrt – 2 phần sữa, một phần cà phê (Wien)
* Kaisermelange – mokka với lòng đỏ trứng, thêm mật ong hoặc Cognac (Wien)
* Kapuziner – cà phê đen với một lượng nhỏ sữa (Wien)
* Katerkaffee – cà phê đen đặc, thêm đường, có mùi chanh
* Konsul – cà phê đen thêm một ít kem sữa đánh đặc (Wien)
* Kosakenkaffee – một lượng nhỏ mokka với rượu vang đỏ, wodka và nước đường
* Maria Theresia – mokka với một lượng nhỏ rượu cam
* Marghiloman – mokka với Cognac
* Mazagran – cà phê lạnh, ngọt, thêm vài mẩu kem, rượu Maraschino hoặc Cognac
* Melange – nửa cà phê, nửa sữa
* Mokka gespritzt – mokka với cognac và rum
* Piccolo – một lượng nhỏ cà phê đen, lắc đều
* Großer Schwarzer (hay großer mokka) – kiểu Áo - hai phần espresso ko có sữa, dùng tách lớn
* Kleiner Schwarzer (hay kleiner mokka) – kiểu Áo - một phần espresso ko có sữa, dùng tách nhỏ
* Othello – sôcôla nóng với espresso
* Sanca® – cà phê không có caffein (Sanca là một nhãn hiệu)
* Schale(rl) Braun – nửa cà phê, nửa sữa
* Schale(rl) Gold – cà phê sữa, loãng hơn Schale(rl) Braun (Wien)
* Separee – Cà phê và sữa được dùng riêng
* Sperbertürke – kiểu cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nặng gấp đôi, thêm đường
* Türkischer Kaffee passiert – cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, để nguyên bã
* Überstürzte Neumann – kem sữa đặc được phết lên bề mặt một cái bát, được "hỗ trợ" thêm cà phê nóng
* Kaffee kiểu Hungary – cà phê đặc có đường, thêm đá, sau đó thêm kem sữa lạnh và dùng trong ly
* Verlängerter – một lượng nhỏ cà phê đen pha thêm nhiều nước (Wien) hoặc espresso thêm nhiều nước
* Weißer mit Haut – cà phê sữa loãng thêm sữa nóng
* Zarenkaffee – espresso đặc, phía trên là lòng đỏ trứng đánh bông, thêm đường (loại cà phê yêu thích của các sa hoàng)

Thụy sĩ
* Canard – cà phê với Marc (rượu mạnh làm từ nho): cho vào miệng một viên đường nhúng rượu, sau đó nhấp tách cà phê pha rượu và kem sữa
* Kaffee crème – cà phê với kem sữa
* Kaffee Melange – cà phê với kem sữa đánh đặc, thường thì kem sữa được phục vụ riêng trong một tách nhỏ
* Luzerner Kafi – cà phê loãng có màu trà, pha thêm Träsch (một loại rượu mạnh của Thuỵ Sĩ, làm từ quả lê, thỉnh thoảng có thêm táo)
* Schale – cà phê sữa

Pháp
* Café au lait – một loại cappucino đặc với một ít bọt sữa (xem cà phê au lait)
* Café Brulot – Cognac pha đường và cà phê
* Café Crème – cà phê với kem sữa hoặc sữa đánh bông
* Café Filtre – cà phê pha phin, loãng hơn espresso đôi chút
* Café natur – cà phê đen
* Café Royal – giống Café Brulot

Tây Ban Nha
* Café solo – đen
* Cortado – thêm sữa đặc có đường (señorita) và một lượng nhỏ sữa hay bọt sữa, thường dùng tách, thỉnh thoảng dùng ly (xem Cortado)
* Café con leche – cà phê sữa, một nửa cà phê, một nửa sữa (thường được đánh bông)
* Café americano – cà phê phin, cũng để chỉ loại café solo pha loãng
* Café con hielo – một ly đựng đá viên, sau đó thêm đường, cuối cùng là rót cà phê vào
* Carajillo – thêm một ít rượu mùi, brandy hay rum. Cách làm: Đường được khuấy trong một ly với rượu, sau đó đốt lên rồi rót cà phê pha đậm (cà phê espresso) vào. Hạt cà phê và một miếng vỏ chanh được cho vào ly để trang trí.

Bồ Đào Nha
* Bica – cà phê đen, đặc, dùng tách nhỏ
* Pingo (Bica Pingada) – Bica thêm một ít sữa
* Galão – cà phê sữa Bồ Đào Nha, dùng ly

Hy Lạp
* Griechischer Kaffee – cà phê đặc được nấu 2 hoặc 3 lần, giống như loại cà phê Thổ Nhĩ Kỳ
* Café frappé – cà phê tan, thêm đá
Châu Mĩ
* Iced coffee – cà phê đặc, nóng, thêm đường được rót vào một ly đựng đá
* Caffè Americano – espresso thêm nước nóng và spirituose (tên chung của các loại rượu trên 20% cồn như vodka, gin, rum, tequila, cachaca..)

Bùi Ngọc Minh biên soạn - nếu trích dẫn bạn cần ghi rõ người viết, nguồn gốc dalatcoffee.com.vn

Ý kiến của bạn

Hotline 

0898.922.447

  •