Thông thường, khi lần đầu nhìn thấy dụng cụ pha cà phê Syphon thì mọi người thường nghĩ rằng đây là một dụng dụ thí nghiệm hóa học. Kể ra thì cũng giống, dụng cụ Syphon này có 2 phần đều làm bằng thủy tinh trong suốt, phần dưới chứa nước và phần trên chưa cà phê. Hai phần này tiếp xúc và nối với nhau bằng một valve cao su kín, không cho khí thoát ra ngoài. Cơ chế pha cà phê của dụng cụ này cũng áp dụng nhiều quy luật vật lý, khiến cho việc nước sôi từ dưới được đẩy lên và pha chế cà phê ở trên. Nếu chưa từng biết qua lần nào, thì chắc chắn ai gặp lần đầu thì Syphon cũng khiến cho người ta thấy tò mò và thú vị, hay hay mà cũng hơi choáng ngợp với độ phức tạp của nó. Thật ra, tôi cũng khâm phục người đã sáng chế ra cách pha chế này.
Cơ chế pha của Syphon có thể được tóm tắt như thế này, khi gia nhiệt cho phần bình chứa ở dưới, nước sôi sẽ được chuyển từ bình chứa ở dưới lên trên, tiếp xúc với bột cà phê, làm cho các hợp chất có trong cà phê bột được chiết xuất ra vào nước. Sau khi đạt được thời gian mong muốn, người pha ngắt nguồn nhiệt, nước từ trên bình trên sẽ rút xuống lại bình dưới, và lúc này sẽ trở nên những ly cà phê thơm ngon, đặc sắc, đem theo những tinh túy nhất của cà phê hạt rang được xay bột và chuẩn bị để phục vụ thực khách. Nước được rút xuống mà không có một tí ti bột cà phê nào lẫn vào, nhờ vào một tấm lưởi bằng vải tương đối mịn đủ để nước qua mà không cho bột cà phê đi qua. Kết quả là chúng ta sẽ có ly cà phê có màu sắc vô cùng đẹp và hấp dẫn.
Đi vào chi tiết, việc pha chế cà phê bằng bình Syphon có những bước sau đây. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập một số điểm tổng quát nhất về pha chế cà phê bằng dụng cụ Syphon. Các thông tin chi tiết hơn, chúng tôi sẽ đưa vào những bài viết sau, hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của bạn trong mọi khả năng của chúng tôi.
Bước 1: Đẩy Nước Lên
Khi gia nhiệt cho bình chứa nước ở dưới bằng đèn cồn hay halogen hoặc bất cứ một bề mặt nào sinh nhiệt, năng lượng sẽ được chuyển vào các phân tử nước, khi đến một mức đủ, các phân tử nước sẽ chuyển hóa thành dạng hơi. Hơi nước sẽ bắt đầu lan ra khắp và lắp đầy không gian của bình chứa ở dưới.
Khi phần không gian đã bị lắp đầy, khiến áp suất vượt qua áp suất bình thường của không khí, thì hơi nước tiếp tục được sản sinh sẽ tạo ra một áp lực để đẩy phần nước (lúc này đã sôi) ở bình dưới lên bình chứa trên để tạo không gian cho hơi nước tiếp tục thoát ra. Lúc này, nước sôi chỉ có một đường để di chuyển là theo đường ống để đi lên phía trên và tiếp xúc với cà phê.
Một điểm thú vị ở đây là quá trình pha chế của dụng cụ pha Syphon sử dụng hơi nước để đẩy nước lên cũng giống như những bình pha drip bằng điện thường được sử dụng trong các gia đình và văn phòng, cũng dùng hơi nước để đẩy nước lên từ dưới bình chứa đến bột cà phê nằm ở trên.
Bước 2: Pha Cà Phê
Kết quả của bước 1 là phần lớn nước sôi được chứa ở bình dưới sẽ di chuyển lên phần bình ở phía trên. Một ít nước sôi sẽ còn sót lại ở dưới để làm nguồn cung cấp hơi nước và giữ nước sôi ở phần bình trên trong quá trình chiết xuất cà phê. Hơi nước lúc này không những giữ vai trò là giữ nước sôi ở phần bình trên mà còn là nguồn cung cấp nhiệt độ nước nóng đó để chiết xuất cà phê.
Trong quá trình chiết xuất này, một số người pha muốn để cà phê bột vào phần bình trên ngay từ ban đầu khi nước nóng chưa được di chuyển từ bình dưới lên trên, một số khác thì lại muốn để nước nóng được hoàn toàn chuyển lên phía trên mới đưa bột cà phê vào. Mỗi cách đều có những ưu điểm khác nhau và mang lại những sự khác biệt trong sự cảm nhận về hương vị khi thưởng thức ly cà phê. Tuy nhiên, đối với cả 2 phương cách, thì bạn cần lưu ý là hơi nước phải được cấp liên tục, tránh tình trạng mất nguồn nhiệt hay giảm nhiệt khiến cho nước từ trên chảy xuống bình dưới rồi lại đẩy ngược lên trên. Mặt khác, một số ý kiến cho rằng nguồn nhiệt cung cấp thì nên giảm dần trong quá trình pha để nước không bị quá nóng trong khi tiếp xúc với bột cà phê để tránh tình trạng chiết xuất quá đà.
Việc cung cấp hơi nước mới liên tục vào trong bình trên không những giữ nước nóng ở trên, truyền nhiệt vào nước mà còn tác động lực vào trong hỗn hợp cà phê và nước nóng ở trên. Sự tác động lực này ngày càng gia tăng trong quá trình pha chế.
Bước 3: Kết thúc quá trình pha cà phê
Khi người pha chế quyết định thời điểm để hoàn tất quá trình pha cà phê theo hiểu biết và kinh nghiệm của mình bằng việc ngắt nguồn cung cấp nhiệt lượng, thì lúc này hơi nước sẽ không được tạo ra nữa và khiến cho nước cà phê lúc này sẽ di chuyển từ bình chứa trên xuống bình chứa ở dưới. Tấm lưới nằm giữa sẽ ngăn không cho bột cà phê bị trôi xuống, mang cảm giác khó chịu khi uống.
Bước 4: Thưởng thức
Hai phần của bình pha Syphon sẽ được tách biệt ra và cà phê sẵn sàng được thưởng thức. Đối với cà phê pha Syphon, bạn nên uống nóng để thưởng thức hương vị tinh nguyên của cà phê nguyên chất. Sau đó, nếu bạn muốn cho đường đá vào thì đây cũng là một thức uống giải khát khá là hấp dẫn. Chúc bạn thành công với cà phê pha bằng Syphon này nhé.
Đối với cách pha bằng Syphon, chúng tôi khuyên bạn có thể dùng những dòng cà phê rang nhạt hoặc rang vừa như Arabica rang vừa, Arabica rang nhạt để có thể thưởng thức những phẩm chất giàu có, phong phú của cà phê hạt rang.
Cà phê Arabica rang nhạt
Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng để lại bình luận hoặc liên lạc với chúng tôi qua hotline hoặc chat trực tiếp trên website www.dalatcoffee.com.vn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách tốt nhất.
Bài viết có tham khảo thông tin tại trang web: http://www.casabrasilcoffees.com/
Biên dịch và biên soạn bởi Mokazana- www.dalatcoffee.com.vn
Nếu trích dẫn nội dung vui lòng ghi rõ nguồn gốc.