Để mở quán cà phê thành công, bạn đừng bỏ qua 12 điều này

Thứ bảy, 23/03/2019, 22:38 GMT+7

Việc khởi đầu một quán cà phê là một cơ hội tuyệt vời để xây dựng một công việc kinh doanh có lợi nhuận tốt, ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và thậm chí thay đổi hoàn toàn cách sống của bạn. Hơn nữa, trong bối cảnh nhu cầu về các thức uống cà phê máy, cà phê espresso và các sản phẩm cà phê bột, cà phê hạt chất lượng cao thì một quán cà phê có vị trí tốt, vận hành tốt sẽ có đầy cơ hội để thành công. Không chỉ vậy, một quán cà phê cũng là nơi bạn tự do là chính mình. Bạn phục vụ cho khách hàng, bạn bè của mình những ly cà phê ngon nhất, bán những sản phẩm bạn đam mê nhất, hay đơn giản là nơi có thể cùng bạn bè nhâm nhi cà phê và nghe nhạc mà mình thích nhất. Hơn nữa, ai mà không thích cà phê ngon đúng không? Vậy thì, lý do gì mà có rất nhiều quán cà phê bị thất bại và phải đóng cửa sau một thời gian ngắn khai trương và hoạt động?

 12_yiyu_cyn_tranh_yy_my_quan_thanh_cong

Thậm chí các quán cà phê có đầy đủ tài chính, có vị trí mặt bằng tốt và có nhân sự tốt cũng có thể bị thất bại. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng có thể nêu ra một số lý do chính dẫn đến kết quả đó, giúp các bạn có ước muốn khởi nghiệp với một quán cà phê sẽ tránh được các rủi ro và gia tăng khả năng thành công ngay từ lúc xây dựng một quán cà phê.

Với kinh nghiệm làm việc hơn 7 năm cùng với các quán cà phê lớn nhỏ khác nhau, chúng tôi mong muốn cung cấp cho các chủ quán cà phê đầy nhiệt huyết những thông tin cần thiết để có thể ra các quyết định đúng đắn, lên kế hoạch kinh doanh tốt hơn và nhận biết những điểm yếu phổ biến mà nhiều chủ quán cà phê khác đã vấp phải.

Với mục đích ấy, chúng tôi đã tổng hợp một số lý do phổ biến khiến nhiều quán cà phê bị thất bại. Tin tốt là đa phần các lý do này đều có thể tránh khỏi. Học tập từ những người khác là một trong những cách tốt nhất để tránh các sai lầm, thất bại tốn kém cả thời gian và tiền bạc của bạn và giúp bạn tránh khỏi những giờ phút căng thẳng khi phải vùng vẫy trong những đống khó khăn đó. Một quán cà phê có thể bị thất bại bởi khá nhiều lý do, thậm chí thất bại ngay từ vấn đề… cà phê.

Trước khi đến các vấn đề khác về kinh doanh quán cà phê, chúng tôi khuyên bạn nên bỏ một ít thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu một số những thông tin cơ bản về cà phê hạt rang, cà phê espresso bằng cách tham khảo qua những bài viết của Mokazana Coffee về các vấn đề này:

* Rang cà phê cơ bản – quá trình rang cà phê

* Lựa chọn dòng cà phê bột cho quán

Cà phê Espresso và các lỗi thường gặp

Cách lựa chọn dòng hạt cho cà phê espresso

Vừa rồi là những bài viết của Mokazana Coffee về các vấn đề cơ bản xoay quanh việc rang cà phê, lựa chọn gu cà phê cho pha máy, pha phin và sơ lược về cà phê espresso - cà phê được pha máy được phục vụ đại trà nhất hiện nay. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên đọc thêm nhiều đầu sách nữa viết chuyên sâu hơn về từng vấn đề trên. Ví dụ, là người kinh doanh quán cà phê pha máy, nếu biết tiếng Anh, bạn nên tìm đọc quyền Espresso Coffee: The Science of Quality. Đây là quyển rất hay viết về chất lượng của một ly cà phê Espresso, nếu muốn giữ chất lượng ly cà phê của mình pha ra được ổn định, bạn cần hiểu càng rõ về nguyên lý pha espresso càng tốt, thì đừng bỏ qua quyển sách này. 

 espresso_science_of_quality

Sau khi bạn đã nghiên cứu và tìm hiểu sơ bộ về cà phê hạt rang, cà phê espresso cho quán… chúng tôi hy vọng bạn sẽ không bị thất bại về vấn đề về cà phê nữa. Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân khác khiến một quán cà phê bị thất bại mà không phải là cà phê.

Những lĩnh vực quan trọng khác nếu không được kiểm tra một cách cẩn thận sẽ làm hao tổn lợi nhuận của quán cà phê, tiêu tốn tiền bạc và hút cạn khả năng sáng tạo của bạn. Chúng tôi đã hệ thống lại một số lý do chính mà chúng tôi thấy là các nguyên nhân chính dẫn đến những thất bại trong quán cà phê.

12 ĐIỀU CẦN PHẢI CÓ TRƯỚC KHI MỞ QUÁN CÀ PHÊ... NẾU CHƯA, TỐT NHẤT ĐỪNG MỞ

Sau đây, chúng ta đi thẳng vào vấn đề nhé. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau xem qua 12 điều nhất định phải làm trước khi mở một quán cà phê.

MY_quan_cf_1-6

 1. các nghiên cứu cần thiết

Để bắt đầu một công việc kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, rất nhiều các chủ quán cà phê lại bỏ qua bước này, là điều cần thực hiện để chuẩn bị họ sẵn sàng cho sự thành công.

Nhiều người nghĩ rằng việc kinh doanh quán cà phê là đơn giản và đơn giản là họ chỉ cần “phất” lên và làm thôi. Nghĩ rằng mình sẽ có ngay một quán cà phê thành công mà không cần nghiên cứu hay lên kế hoạch vất vả làm chi. Họ mang trong mình tư tưởng “chỉ là cà phê thôi mà” hay “có gì đâu mà khó?”. Có thể bạn rất thích cà phê, thậm chí đam mê nó lắm và bạn biết cách để pha một ly cà phê ngon, nhưng bạn cần biết thêm là việc kinh doanh một quán cà phê là rất khó khăn, rất nhiều chi tiết cần phải được quan tâm chu đáo. Nó khó khăn hơn bạn tưởng đấy.

Nhiều người khởi nghiệp với một quán cà phê mà bỏ qua việc học biết các nhân tố chính khiến cho quán cà phê có thể thành công. Điều này đặc biệt thường xảy ra khi một người sang lại quán cà phê đang hoạt động có vẻ tốt mà không đặt những câu hỏi để nghiên cứu hay đo lường mức độ thành công thực sự của quán đó là thể nào.

Để bắt đầu, bạn hãy tính giá thành của mỗi loại sản phẩm mà bạn dự định kinh doanh. Đừng bỏ qua bất kì món nào. Tôi lấy ví dụ, bạn kinh doanh cà phê pha máy mang đi, với mô hình là quán nhỏ hoặc xe cà phê. Với loại cà phê hạt Espresso Blend 1 của Mokazana Coffee, 1 kg cà phê có giá là 160,000đ/kg, 1kg pha được tầm 60 ly double shot để pha cà phê đá. Điều này có nghĩa là giá thành (cost) cà phê của một ly là 160,000đ : 60 ly = 2,667đ/ly. Cộng thêm đường, đá, ly nắp cầu, ống hút và bao mang đi nằm trong khoản 1,600đ. Vậy tính giá thành chưa bao gồm chi phí quản lý và chi phí bán hàng của một ly cà phê đá pha máy là 4,267đ/ly.

 Espresso_blend_1

Việc tính giá thành sản phẩm như vậy giúp bạn ra quyết định tốt hơn. Ví dụ, trong việc chọn mua cà phê hạt để bán, nhiều người nghĩ 160,000đ/kg là quá cao, nhưng thực sự, nhìn lại 2,667 đồng cho một ly cà phê espresso ngon, đậm đà thì đâu có mắc chút nào… đúng không? :D

Nghe đơn giản là vậy, nhưng việc thiếu nghiên cứu và học hỏi này cũng có thể diễn ra đối với những người mở quán cà phê ngay từ ban đầu. Việc thiếu nghiên cứu các điểm trọng tâm để từ đó hái ra tiền từ quán cà phê có thể khiến bạn mất rất nhiều thời gian và tiền bạc trong tương lai.

Càng nghiên cứu, tìm hiểu sớm trước khi bắt đầu chừng nào thì càng tốt chừng ấy. Vậy bạn cần nghiên cứu những vấn đề nào và bằng cách nào trước khi mở một công việc kinh doanh quán cà phê? Theo Mokazana Coffee, việc nghiên cứu trước khi mở quán bao gồm:

  • Đọc sách hoặc các nguồn tài liệu khác về việc mở quán cà phê.
  • Đọc các nguồn tài liệu đặc biệt về mở một công việc kinh doanh. Phần này bạn cần chủ yếu quan tâm đến việc kế toán, ghi chép và quản lý luồng công việc, quản lý nhân sự…
  • Nghiên cứu về các nhóm yếu tố chi phí cần thiết: như xây dựng, tu sửa mặt bàng, chi phí máy mọc, dụng cụ, nguyên vật liệu…
  • Xem xét các nguyên nhân gây nên chi phí trong từng nhóm yếu tố đó: Việc chia thành nhiều nhóm yếu tố rồi sau đó xem xét từng nguyên nhân gây gây nên chi phí cụ thể sẽ giúp bạn tránh bỏ sót các nhân tố gây nên chi phí, thậm chí là các nguyên nhân trọng yếu.
  • Đặc biệt, bạn cần học rất nhiều về cà phê, về nguồn gốc của từng loại, cách rang cà phê như thế nào. Tuy nhiên, không cần quá chi tiết và thu thập quá nhiều thông tin. Bạn nên bắt đầu với cách cảm nhận hương và vị một ly cà phê, và làm thế nào để có ly cà phê ngon trước.

Thực tế là bạn sẽ rất tốn công sức và thời gian, thậm chí là tiền bạc vì có hàng tá việc để làm và lên kế hoạch. Tuy nhiên, kết quả của những thời gian nghiên cứu vất vả đó sẽ cứu bạn khỏi việc tiêu mất một đống thời gian và tiền bạc trong tương lai.

 Mokazana_logo_bean

 

2. LÊN KẾ HOẠCH SAU KHI ĐÃ NGHIÊN CỨU

Tiếng Anh có một câu rất hay: “you fail to plan, you plan to fail”, nghĩa là nếu bạn thất bại trong việc lên kế hoạch, nghĩa là bạn đã “lên kế hoạch” cho sự thất bại của chính mình. Một kế hoạch hiệu quả và thấu đáo cho quán cà phê của bạn sẽ rất quan trọng nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức. Giúp bạn không bị cạn kiệt sức lực và kiệt quệ về tài chính khi vận hành quán cà phê của mình. Có thể bạn thấy mình chưa biết lên kế hoạch như thế nào, hãy quay lại bước đầu tiên – phần nghiên cứu để biết mình có thể khởi động lên kế hoạch thế nào.

Vì mỗi quán cà phê đều khác nhau nên bạn cần dành nhiều thời gian để lên kế hoạch cho việc kinh doanh của mình trong các lĩnh vực sau:

  • Thời gian cá nhân mà bạn dành cho quán.
  • Phân biệt rõ giữa tài chính cá nhân và tài chính của quán – điều này cực kỳ quan trọng.
  • Phát triển một ý tưởng kinh doanh tổng quát.
  • Viết ra một kế hoạch kinh doanh cho quán của mình.
  • Lập ngân sách cho việc kinh doanh.
  • Lập một thời gian biểu rõ ràng.

Đa phần chúng ta ít muốn dùng thời gian để suy nghĩ về tất cả những vấn đề trên mà muốn làm liền, làm ngay cái gì đó. Nhưng nếu bạn chịu khó suy nghĩ và suy xét nhiều hơn, nó sẽ chuẩn bị cho quán bạn một nền tảng vững chắc để bạn xây dựng việc kinh doanh của mình vững vàng. Điều này đồng nghĩa với việc quán của bạn có đường hướng để phát triển một cách hiệu quả.

Đây là cách mà sẽ giúp bạn thoát ra khỏi cảnh đôi khi nhìn thấy nan đề trong quán, mà không biết nguyên nhân đến từ đâu giải quyết như thế nào.

Một “bảng kế hoạch kinh doanh” sẽ kết nối các chi tiết vụt vặt trong suy nghĩ của bạn lại với nhau, cho nên đó là lý do vì sao bạn không nên bỏ qua giai đoạn này, mà hãy tỉ mỉ, chịu khó viết ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết và hợp lý.

 Mokazana_logo_bean

3. THÁI ĐỘ VÀ Ý CHÍ HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN

Như chúng tôi đã nói, một ý tưởng sai lầm thường thấy ở nhiều người là cho rằng việc quán cà phê là dễ dàng hay chỉ là cà phê thôi mà…

Thật sự rất nhiều người nghĩ như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng việc bắt đầu và phát triển một công việc kinh doanh cà phê cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu và lên kế hoạch.

Có rất nhiều thứ từ trang thiết bị cho đến nguyên liệu cần phải trang bị và có một vài trang thiết bị trong số có giá rất cao. Cho nên, việc hạ mình học hỏi và có thái độ luôn tìm kiếm để trang bị các giải pháp tốt hơn là một trong những chìa khóa để thành công trong lĩnh vực này.

Nếu bạn thiếu tâm tình học hỏi trong bất kỳ lĩnh vực nào, chỗ đó sẽ trở thành gót chân Achilles của bạn. Tuy nhiên, tôi tin bạn là người không phải như vậy, vì bạn đang đọc bài viết này và đọc đến đây cũng là một đoạn khá dài rồi. Một điều tôi quan sát và thấy nhiều ở các chủ quán sở hữu các quán cà phê thành công đó là họ luôn tìm kiếm những thức uống mới hoặc cải tiến các thức uống hiện có để làm cho nó ngon hơn. Ngoài những kiến thức về các thức uống, các kiến thức về quản trị, marketing, khuyến mại và cách vận dụng chúng cũng rất quan trọng. Hãy nhớ, luôn luôn có những kiến thức mới, những kỹ thuật mới mà bạn cần phải trau dồi thêm, học tập thêm, sẽ không bao giờ là đủ.

 Mokazana_logo_bean

4. NẮM RÕ Ý TƯỞNG VỀ QUÁN CÀ PHÊ CỦA MÌNH

Việc không rõ ràng về ý tưởng kinh doanh ngay từ ban đầu có thể được so sánh với việc đẩy một con thuyền ra biển lớn mà không có bánh lái để chuyển hướng và thiếu hành trình. Có rất nhiều điều cần phải đầu tư và tập trung khi lập một quán cà phê, nhưng nếu không xác định ý tưởng kinh doanh ngay từ ban đầu, bạn sẽ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc hơn là nếu có ý tưởng. Nghiêm trọng hơn là bạn có thể ném tiền của mình qua cửa sổ.

Hãy xác định rõ ràng ý tưởng kinh doanh của mình ngay từ những bước đầu xây dựng quán và nó sẽ trở nên nền tảng để bạn ra quyết định sau này trong quá trình vận hành.

Một ý tưởng kinh doanh quán cà phê sẽ cần trả lời được câu hỏi “điểm khác biệt, hấp dẫn của quán bạn là gì?”. Đó có thể là sự nhanh, gọn, giá rẻ để giải quyết được nhu cầu về 1 ly cà phê cho khách của các xe cà phê pha máy hay pha phin. Hoặc điểm hấp dẫn của quán bạn không gian thoải mái, dễ chịu, thoáng mát và có view đẹp. Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có thể kết hợp giữa đam mê của mình vào ý tưởng kinh doanh quán cà phê.

 Quan_specialty

Quán 43 Coffee Factory - Đà Nẵng

xe_cf

Mô hình xe cà phê  - một xu thế thịnh hành trong kinh doanh cà phê. Coffee Cart

Sau khi đã có ý tưởng kinh doanh, tùy theo ngân sách, vị trí và môi trường cạnh tranh mà bạn sẽ phải điều chỉnh nó sau này trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, khi bạn xác định được “sắc thái” chủ đạo của công việc kinh doanh của mình thì nó sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Và rõ ràng, đi đúng hướng và phát triển vững chắc là một trong những yếu tố quan trong quyết định sự thành công của bạn.

 Mokazana_logo_bean

5. CHUẨN BỊ CHU ĐÁO CHO MẶT BẰNG KINH DOANH

Có lẽ một trong những việc đáng sợ nhất khi bắt đầu xây dựng công việc kinh doanh quán cà phê đó là ký kết một hợp đồng thuê mặt bằng. Đơn giản là vì nó sẽ khiến bạn tiêu tốn rất nhiều tiền. Và một khi thuê rồi thì việc thay đổi mặt bằng, địa điểm kinh doanh là một việc vô cùng phức tạp

Việc ký kết một hợp đồng thuê mặt bằng có thể khiến cho việc kinh doanh cà phê của bạn sẽ ăn nên làm ra hoặc cũng vì chính nó mà bị tan thành mây khói. Điều này đa số ai cũng biết khi đi kinh doanh. Một sự ký kết hợp đồng thuê nhà hợp lý hay khôn ngoan không chỉ về giá thuê hàng tháng, mà còn bao gồm những yếu tố khác như các đồ gia dụng bao gồm với mặt bằng, tình trạng an ninh hay thậm chí dịch vụ dọn rác cùng với những yếu tố khác.

Vậy thì cách nào để bạn có thể đạt được một hợp đồng thuê mướn mặt bằng tốt nhất cho công việc kinh doanh quán cà phê của mình?

  • Chỉ bằng sự may mắn? (không phải là một ý hay)
  • Hay bằng một sự chuẩn bị kỹ càng để thảo luận các vấn đề xung quanh việc lựa chọn và ký hợp đồng thuê mặt bằng. (Đây là điều chúng tôi đang muốn nói với bạn).

Điều dễ hiểu là bạn không nên chỉ dựa vào sự may mắn khi ký kết một hợp đồng thuê mặt bằng. Để chuẩn bị tốt nhất cho việc thương lượng hợp đồng thuê này, bạn cần bắt đầu bằng việc tìm hiểu kỹ về mặt bằng và không gian, điều kiện xung quanh nơi đó.

Nếu bạn chưa bao giờ thực hiện việc ký kết một hợp đồng thuê hoặc cho thuê mặt bằng, thì đừng nhắm mắt ký đại cái đầu tiên mà không tìm hiểu kỹ về nó. Hãy trang bị những kiến thức chung từ sách vở, các nguồn tài liệu và xem xét từng yếu tố một khi đi khảo sát các mặt bằng mà bạn cho là ưng ý.

 Mokazana_logo_bean

6. CHI TIÊU CHO CÁC THIẾT BỊ HỢP LÝ

Khi bắt đầu một công việc kinh doanh quán cà phê, một trong những suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể là các dụng cụ pha chế mới tinh. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý là các dụng cụ trong ngành cà phê cũng có thể rất đắc, đặc biệt là các loại máy pha cà phê espresso và xay cà phê để pha espresso. Nếu bạn không nghiên cứu kỹ, chúng sẽ có thể khiến cho chi phí của quán cà phê tăng cao và bạn khó có khả năng trang trải đủ chi phí vận hành quán cà phê cho đến lúc nó có lợi nhuận.

Đôi khi, các chi phí đó hoàn toàn cho thể tránh được hoặc được trang trải vào lúc thích hợp hơn. Lý do là vì có thể trong thời gian ban đầu, quán chưa cần tới các dụng cụ hay thiết bị đó. Việc trang bị sẽ làm sớm cạn kiệt nguồn tiền để cho quán có thể hoạt động. Việc quyết định loại dụng cụ, thiết bị nào cần dựa trên thực đơn của quán, kế đến là phải xem xét đến không gian của quán, chứ không nên dựa vào ý thích hay cảm tính của mình.

Cuối cùng những không kém phần quan trọng đó là so sánh với túi tiền mà bạn có. Một lần nữa, bạn cần được nhấn mạnh rằng việc vung tay quá trán trong chi tiêu có thể khiến cho việc kinh doanh quán cà phê của bạn đi vào ngõ cụt với quá nhiều khoản nợ và chi phí lãi vay tăng cao, giảm lợi nhuận ròng và không đủ duy trì các hoạt động của quán cà phê cho đến lúc nó thật sự tạo ra lợi nhuận.

Tới đây bài viết cũng đã dài, Mokazana Coffee xin hẹn bạn ở phần hai của bài viết này với 6 điều còn lại cùng với cách nào để khởi đầu cho việc kinh doanh quán cà phê sẽ được đăng tải trên website www.dalatcoffee.com.vn sớm nhất. Chúng tôi hy vọng những thông tin mà bạn đã đọc ở trên có thể giúp đỡ bạn được phần nào trong hành trình gian nan mở một quán cà phê ưng ý cho mình. Chúc bạn thành công! Nếu có thắc mắc hoặc góp ý cho chúng tôi để hoàn hảo thêm công việc của mình, bạn vui lòng gửi cho chúng tôi qua phần comment dưới bài viết này hoặc phần liên hệ của trang web. Mokazana Coffee chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết của chúng tôi. 

Bài viết được thực hiện bởi Mokazana Coffee. nếu trích dẫn nội dung xin vui lòng để trong " " và trích nguồn Mokazana Coffee - www.dalatcoffee.com.vn. 

Nguồn tham khảo: coffeeshopstartups

Ý kiến của bạn

Hotline 

0836.767.392